1. Thành phần hóa học của vỏ trấu

 

Thành phần hóa học của vỏ trấu thay đổi  theo loại thóc, mùa vụ canh tác, thổ nhưỡng của từng vùng miền. Nhưng hầu hết trong vỏ trấu chứa trên 75% chất hữu cơ dễ bay hơi sẽ cháy trong quá trình đốt và khoảng 25% còn lại chuyển thành tro.

Các chất hữu cơ của trấu là các mạch polycarbohydrat rất dài nên hầu hết các loài sinh vật không thể sử dụng trực tiếp được, nhưng các thành phần này lại rất dễ cháy nên có thể dùng làm chất đốt.
Sau khi đốt, tro trấu có chứa trên 80% là silic oxit, đây là thành phần được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực.

2. Thành phần hóa học trong tro

Vỏ trấu sau khi cháy các thành phần hữu cơ sẽ chuyển hóa thành tro chứa các thành phần oxit kim loại. Silic oxit là chất có tỷ lệ phần trăm về khối lượng cao nhất trong tro chiếm khoảng 80-90%.

Các thành phần oxit có trong tro được thể hiện qua bảng 1.3. Và chúng có thể thay đổi tùy thuộc vào giống cây lúa, điều kiện khí hậu, đất đai của từng vùng miền.

Hàm lượng SiO2 trong tro trấu rất cao. Oxit silic được sử dụng trong đời sống sản xuất rất phổ biến. Nếu tận thu được nguồn SiO2 có ý nghĩa rất lớn đối với nước ta. Làm được điều này ta sẽ không cần nhập khẩu SiO2 và vấn đề ô nhiễm môi trường do vỏ trấu cũng được cải thiện.
3. Dùng tro trấu làm phân bón

a.Vỏ trấu đốt than tồn tính và tro trấu bếp

Vỏ trấu đốt than tồn tính là loại than nhiệt phân gọi là biochar đốt từ vỏ trấu là phương tiện cải tạođất rất tốt, thuật ngữ biochar trở nên thông dụng trong ngành nông nghiệp, để chỉ loại than của các phế phẩm nông nghiệp như vỏ cây,vỏ hạt ( trấu, vỏ hạt cà phê), cỏ khô,… được đốt tồn tính, nghĩa là đốt cho thành thứ than đen chứ không thành tro để bón cho đất trồng cây.
Vỏ trấu đốt than tồn tính lâu bị phân hủy và tồn tại nhiều năm trong đất, nhờ đó đất tơi xốp được nhiều nước cho đất ẩm hơn, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho các hệ sinh vật hoạt động giúp cải tạo đất bạc màu và có nhiều dưỡng chất cho cây trồng phát triển tốt hơn .
Người nông dân Việt nam hay có thói quen đốt rơm rạ trên ruộng sau khi thu hoạch xong mùa lúa, dùng trấu nấu bếp và lấy tro bón lại cho đất.Tuy nhiên do tro trấu có hàm lượng Si02 khá cao và có hoạt tính tương đối mạnh nên cũng gây hại cho đất tự nhiên.Còn vỏ trấu đốt than tồn tính có tính trung hòa nên việc sử dụng thường xuyên cần được phát huy.
Để có vỏ trấu đốt than tồn tính người ta cần đốt trong điều kiện thiếu khí để chúng cháy ngún chứ không cháy ngọn. Có rất nhiều cách để đốt, phổ thông nhất theo kiểu hầm than đắp ngoài bằng vỏ đất sét. Khi trấu đã bắt lửa thì lấp miệng lại chỉ chừa mấy ống cho khói thoát ra.

b.Cách sử dụng
•    Chọn trấu

Chỉ nên dùng vỏ trấu đốt than tồn tính.
Chọn tro trấu để trồng cây nên lựa mua loại tro trấu hạt to, loại người ta chỉ đốt sơ qua, chuyên dụng để trồng cây, giả chỉ mắc hơn loại tro đốt nhuyễn từ 1 đến 2 ngàn/bao. Loại tro này dễ nhận biết, tro có màu đen sẫm , hạt to, nắm vào tay sẽ nghe tiếng sột soạt…
Còn loại tro mở ra mà thấy mịn như là tro bếp, có màu trắng thì ko nên mua. Loại tro này đã đốt nhiều lần, chất dinh dưỡng thường rất ít. Tro mịn lại càng bí khí, ko tốt cho rễ cây.
Môt số nơi dùng vỏ trấu để đốt hầm muối, xong lại lấy tro đó cung cấp cho việc trồng cây, mua đụng phải loại này về trồng cây coi như ra đi.

•    Kinh nghiệm xử lý trước khi xử dụng
Tro trấu mua về đa số có lẫn tạp chất có hại cho cây trồng  (ví dụ: sâu bệnh, muối ,…). Có nhiều người mua về trồng cây (thường là cây cảnh) sau 1 thời gian cảm thấy cây yếu đi nguyên nhân đa phần là do việc sử lý đất trồng và trấu không phù hợp.
Khi mua tro trấu về , nên tiến hành xịt nước vào tro trấu (rửa tro trấu).

Bước 1 : Để nguyên bao cắt sơ đít bao hay đục thủng lỗ trên bao
Bước 2 : Dội nước thật nhiều vào bao đợi cho nước rút hết, lần lượt làm tiếp như thế 2-3 lần.
Mục đích dội nước : rửa bớt các tạp chất bám theo tro trấu, ( nhất là trường hợp : mua nhầm tro trấu người ta hầm muối ).
Lần dội nước lần cuối cùng pha thêm một tròn cách chế phẩm tricoderma, EM, humic,… để tăng hiệu quả sử dụng
Bước 3: Rửa xong thì khoan dùng ngay nên để 7-10 ngày cho nước rút hết và các chế phẩm phát huy hiệu cao hơn.

•    Khi dùng nên trộn chung các loại phân đã hoai mục như phân bò, bánh dầu ( dạng bột), phân vi sinh để bón cho hồ tiêu.